Cách giúp shop tăng traffic Shopee hiệu quả

Kinh doanh trên Shopee với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tìm ra cách để tăng traffic cho shop trên Shopee và từ đó tăng doanh thu là điều "sống còn" với các chủ shop. 



Shop dù lớn hay nhỏ đều cần tăng traffic Shopee

Việc duy trì và tăng lượng traffic Shopee là điều cần thiết không chỉ đối với những gian hàng mới mở mà còn cả những shop đã có lượng khách hàng ổn định. Bởi lẽ, nhiều yếu tố có thể khiến traffic của một shop giảm sút, chẳng hạn như:
  • Sản phẩm lỗi thời: Khi sản phẩm không còn phù hợp với xu hướng hoặc nhu cầu của thị trường, lượng khách hàng quan tâm sẽ giảm đi đáng kể.
  • Quảng cáo không hiệu quả: Việc chạy quảng cáo sai cách, không đúng từ khóa hoặc không tối ưu hóa ngân sách cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng traffic.
  • Vi phạm quy định: Các shop vi phạm tiêu chuẩn hoặc quy định của Shopee có thể bị phạt, dẫn đến giảm thứ hạng và lượng truy cập.

Tại sao tăng traffic Shopee lại quan trọng?


Lượng traffic cao không chỉ giúp shop thu hút nhiều khách hàng tiềm năng mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
  • Tăng cơ hội bán hàng, tăng doanh số.
  • Nâng cao độ nhận diện thường hiệu.
  • Hệ thống Shopee đánh giá cao những shop có lượng traffic ổn định, nên sẽ tăng uy tín cho Shop.
  • Shop sẽ dễ dàng nâng cao thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. 
Tóm lại, việc tăng traffic Shopee là một yếu tố quan trọng để giúp shop phát triển bền vững và đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

Các loại traffic sàn Shopee chủ shop cần biết!

Traffic sàn Shopee đơn giản là lượng người truy cập vào gian hàng của bạn trên nền tảng Shopee. Đây là một chỉ số quan trọng, phản ánh độ thu hút của gian hàng và có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng.

Dựa trên nguồn gốc và cách thức truy cập, traffic Shopee có thể được chia thành 2 loại chính:


Traffic nội sàn (Organic traffic)

Là lượng người dùng truy cập vào gian hàng của bạn một cách tự nhiên trên chính sàn Shopee, không thông qua các hình thức quảng cáo trả phí.

Loại traffic nội sàn này thường đến từ:
  • Tìm kiếm nội bộ: Người dùng tìm kiếm sản phẩm trên Shopee và gian hàng của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
  • Gợi ý sản phẩm: Gian hàng hoặc sản phẩm của bạn được Shopee gợi ý cho người dùng dựa trên lịch sử tìm kiếm, hành vi mua sắm hoặc các sản phẩm tương tự.
  • Khám phá: Người dùng chủ động khám phá các danh mục sản phẩm và tình cờ thấy gian hàng của bạn.
Ưu điểm:
  • Chất lượng cao: Người dùng có nhu cầu mua sắm thực sự.
  • Chi phí thấp: Không tốn chi phí quảng cáo.
Nhược điểm:
  • Khó kiểm soát: Việc tăng traffic nội sàn đòi hỏi phải tối ưu hóa gian hàng, sản phẩm và SEO.

Traffic ngoại sàn (Paid traffic)

Là lượng người dùng được đưa về gian hàng của bạn thông qua các hình thức quảng cáo trả phí.

Loại traffic ngoại sàn này thường đến từ:
  • Quảng cáo Shopee Ads: Quảng cáo sản phẩm hoặc gian hàng trên Shopee.
  • Quảng cáo trên các nền tảng khác: Facebook Ads, Google Ads, Zalo Ads,...
  • Tiếp thị liên kết: Hợp tác với các influencer hoặc blogger để quảng bá sản phẩm.
Ưu điểm:
  • Dễ kiểm soát: Có thể tăng giảm lượng traffic một cách linh hoạt.
  • Mục tiêu: Có thể nhắm mục tiêu đến đối tượng khách hàng cụ thể.
Nhược điểm:
  • Chi phí cao: Phải chi trả ngân sách quảng cáo.
  • Hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chất lượng quảng cáo, cách thiết lập chiến dịch,...

Cách tăng traffic shopee cho người bán



1. Tham gia chương trình tiếp thị liên kết Shopee

Tiếp thị liên kết (Shopee Affiliate) đang là một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất trên các sàn thương mại điện tử, trong đó có Shopee. Chương trình này mở ra cơ hội hợp tác hấp dẫn cho cả người bán và cộng tác viên, từ 18 tuổi trở lên.

Nguyên lý hoạt động:
  • Lấy link sản phẩm: KOC/KOL sẽ lấy link sản phẩm trực tiếp từ Shopee.
  • Tạo link liên kết: Hệ thống sẽ tự động tạo ra một link liên kết duy nhất, gắn với tài khoản của KOC/KOL đó.
  • Quảng bá: KOC/KOL chia sẻ link này trên các nền tảng xã hội, website, blog,...
  • Nhận hoa hồng: Mỗi khi có khách hàng click vào link của KOC/KOL và thực hiện mua hàng,KOC/KOL sẽ nhận được một phần hoa hồng từ Shopee và hoa hồng từ người bán (nếu có).
Việc nhà bán hàng cài đặt chương trình Shopee Affiliate với mức hợp lý và hấp dẫn sẽ giúp thu hút được nhiều KOC/KOL chia sẻ và quảng cáo sản phẩm. Từ đó, có thể tăng traffic vào shop và tăng lượng đơn hàng đáng kể.

Hiện nay, có hàng triệu KOC/KOL đang tham gia chương trình tiếp thị liên kết Shopee bằng nhiều hình thức, giải link trên các mạng xã hội, hội nhóm và thậm chí là chi hàng trăm triệu đồng mỗi tháng để chạy quảng cáo cho sản phẩm đó nếu sản phẩm đó có mức hoa hồng hấp dẫn.

Vậy nên, tham gia Shopee Affiliate có thể là một chiến lược kéo traffic và tăng đơn hiệu quả mà chủ shop nên tham khảo. Tuy nhiên, các shop cũng nên cân đối về mức hoa hồng và các chi phí khác của sàn, giá sản phẩm, giá sale, thuế môm bài... để tránh việc buôn bán vất vả mà chẳng thấy lời lãi ở đâu.

2. Tăng traffic nội sàn bằng cách Seo sản phẩm trên Shopee

SEO (Search Engine Optimization) là công cụ đắc lực giúp sản phẩm của bạn xuất hiện ở vị trí top đầu trên kết quả tìm kiếm của Shopee, từ đó thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng.

SEO Shopee là một trong những cách để:
  • Tăng khả năng hiển thị: Sản phẩm của bạn sẽ dễ dàng được khách hàng tìm thấy.
  • Thu hút khách hàng mục tiêu: Đến với những người thực sự có nhu cầu mua sản phẩm của bạn.
  • Tăng độ tin cậy: Đánh giá tích cực và mô tả sản phẩm chuyên nghiệp giúp khách hàng tin tưởng hơn.
  • Nâng cao thứ hạng: Giúp gian hàng của bạn lên top tìm kiếm.
Các bước tối ưu SEO Shopee:

B1: Tạo tên gian hàng ấn tượng: Kết hợp tên thương hiệu và từ khóa sản phẩm chính để người dùng dễ dàng tìm thấy bạn.

B2: Phân loại sản phẩm chi tiết: Sử dụng các từ khóa chính xác và đầy đủ để mô tả sản phẩm.

B3: Tối ưu hình ảnh và video: Đầu tư vào hình ảnh chất lượng cao, video trực quan để thu hút sự chú ý của khách hàng.

B4: Viết mô tả sản phẩm đúng chuẩn và hấp dẫn:

  • Giật tít ấn tượng: Thu hút sự chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên.
  • Tên sản phẩm rõ ràng: Bao gồm từ khóa chính.
  • Công dụng nổi bật: Nêu rõ lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
  • Ngắn gọn, súc tích: Tránh lan man, tập trung vào những thông tin quan trọng.
B5: Tận dụng đánh giá của khách hàng: Đánh giá tích cực sẽ giúp tăng độ tin cậy cho sản phẩm và gian hàng của bạn.

B6: Sử dụng hashtag: Thêm các hashtag phổ biến và liên quan đến sản phẩm để tăng khả năng tiếp cận.

3. Tăng traffic bằng quảng cáo Shopee

Quảng cáo Shopee là công cụ đắc lực giúp bạn nhanh chóng tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Chỉ với một chiến dịch quảng cáo được lên kế hoạch kỹ lưỡng, bạn có thể nhân traffic lên gấp nhiều lần.



Để chạy quảng cáo Shopee hiệu quả, bạn cần:
  • Xác định ngân sách: Lựa chọn mức đầu tư phù hợp với khả năng tài chính của mình.
  • Chọn sản phẩm chủ lực: Tập trung quảng cáo cho những sản phẩm có lợi nhuận cao và tiềm năng.
  • Nghiên cứu từ khóa: Tìm kiếm những từ khóa liên quan đến sản phẩm, có lượng tìm kiếm cao và mức độ cạnh tranh vừa phải.
  • Tạo ưu đãi hấp dẫn: Giảm giá, khuyến mãi, quà tặng sẽ thu hút khách hàng click vào quảng cáo của bạn.
  • Chuẩn bị nội dung chat: Luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

4. Tăng trưởng Traffic với Shopee Live, Shopee Video

Shopee Live và Shopee Video là hai công cụ vô cùng mạnh mẽ giúp bạn tăng tương tác, thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số trên nền tảng Shopee.

Shopee Live: Tương tác trực tiếp, bán hàng hiệu quả
  • Lên kế hoạch nội dung chi tiết: Xây dựng kịch bản livestream hấp dẫn, chuẩn bị sản phẩm, đạo cụ cần thiết.
  • Tương tác với khán giả: Đáp ứng nhanh các câu hỏi, bình luận của khách hàng để tạo dựng mối quan hệ gần gũi.
  • Tạo không khí sôi động: Tổ chức các minigame, giveaway để tăng sự tương tác và thu hút khách hàng.
  • Khuyến mãi hấp dẫn: Cung cấp các ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho livestream để kích thích mua hàng.
  • Phân tích hiệu quả: Theo dõi số liệu thống kê để đánh giá hiệu quả của mỗi buổi livestream và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.

Shopee Video: Nội dung hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận
  • Tạo video chất lượng cao: Đầu tư vào thiết bị quay phim, chỉnh sửa video để tạo ra những thước phim chuyên nghiệp.
  • Nội dung đa dạng: Kết hợp các loại video như giới thiệu sản phẩm, review, tutorial, behind-the-scenes để giữ chân người xem.
  • SEO video: Sử dụng các từ khóa liên quan để giúp video của bạn dễ dàng được tìm thấy trên Shopee.
  • Tối ưu hóa hình thu nhỏ: Thiết kế hình thu nhỏ bắt mắt để thu hút người xem click vào video.
Bằng cách áp dụng những chiến lược trên, bạn có thể tăng traffic cho shop Shopee của mình một cách hiệu quả và bùng nổ doanh thu. Chúc bạn thành công!



Mới hơn Cũ hơn
Liên hệ Zalo
Chat ngay